Nhiễm giun kim
Nhiễm giun kim

Nhiễm giun kim

Nhiễm giun kim (Tiếng Anh: Pinworm infection/enterobiasis) là một bệnh ký sinh trùng ở người do giun kim gây ra.[3] Triệu chứng phổ biến nhất là ngứa ở vùng hậu môn. Điều này có thể gây khó ngủ.[1] Khoảng thời gian từ khi nuốt trứng đến khi xuất hiện trứng mới quanh hậu môn là 4 đến 8 tuần.[2] Một số người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng nào.[1]Bệnh lây lan giữa người với với nhau qua trứng giun kim.[1] Trứng ban đầu tích tụ xung quanh hậu môn và có thể tồn tại đến ba tuần ngoài môi trường. Trứng có thể được nuốt vào cơ thể từ tay, thực phẩm hoặc các vật phẩm khác bị nhiễm.[1] Những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh là những người đang ở độ tuổi đi học, sống trong một cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc nhà tù, hoặc phải chăm sóc những người bị nhiễm bệnh.[1] Những động vật khác không truyền bệnh này.[1] Chẩn đoán bằng cách nhìn thấy những con giun dài khoảng một centimet hoặc trứng dưới kính hiển vi.[6]Việc điều trị thông thường với hai liều thuốc mebendazole, pyrantel pamoate hoặc albendazole cách nhau hai tuần.[4] Những người sống cùng hoặc chăm sóc người nhiễm bệnh cũng nên được điều trị cùng lúc.[1] Nên rửa vật dụng cá nhân bằng nước nóng sau mỗi liều thuốc.[1] Rửa tay kỹ càng, tắm hàng ngày vào buổi sáng và thay đồ lót hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa tái nhiễm.[1]Nhiễm giun kim thường xảy ra ở tất cả các nơi trên thế giới.[1] Chúng là loại bệnh nhiễm giun phổ biến nhất trong những nước phát triển. Trẻ em ở độ tuổi đi học là những người nhiễm bệnh phổ biến nhất. Ở Hoa Kỳ, có khoảng 20% dân số nhiễm giun kim tại một thời điểm.[3] Tỷ lệ nhiễm trong các nhóm nguy cơ cao có thể lên tới 50%.[2] Nó không được coi là một căn bệnh nghiêm trọng.[5] Giun kim được cho là đã lây bệnh cho con người trong suốt lịch sử.[7]

Nhiễm giun kim

Tần suất Phổ biến[1][5]
Phương thức chẩn đoán Thấy trứng hoặc giun[1]
Tiên lượng Không nghiêm trọng[5]
Nguyên nhân Giun kim (Enterobius vermicularis)[3]
Phòng chống rửa tay, tắm hằng ngày vào buổi sáng, thay quần lót hằng ngày[1]
Khoa Bệnh truyền nhiễm
Dược phẩm nội khoa Mebendazole, pyrantel pamoate, hoặc albendazole[4]
Đồng nghĩa Bệnh giun kim[1]
Triệu chứng Ngứa vùng hậu môn[1]
Khởi phát thường gặp 4 đến 8 tuần sau khi tiếp xúc[2]
Các yếu tố nguy cơ Đi học[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhiễm giun kim http://www.britannica.com/EBchecked/topic/461262/p... http://www.diseasesdatabase.com/ddb13041.htm //edwardbetts.com/find_link?q=Nhi%E1%BB%85m_giun_k... http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=127.... http://www.merriam-webster.com/dictionary/oxyurias... http://www.merriam-webster.com/medical/enterobiasi... http://www.dpd.cdc.gov/DPDx/html/Enterobiasis.htm //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1375686 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2306321 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3249897